Tin tức

Tinh hoa, độc đáo nghề làm khèn Mông truyền thống cao nguyên Đồng Văn

Sắc màu vùng cao được tô điểm, ấn tượng nổi bật bởi những lành nghề truyền thống nổi tiếng tự bao đời. Đó là nghề chạm bạc (Yên Minh), dệt lanh (quản Bạ)… chế tác khèn Mông (Mèo Vạc). Đặc biệt tiếng khèn và nghề làm khèn từ lâu đã làm nên nét văn hóa độc đáo, khiến du khách lưu luyến mãi không quên vùng cao nguyên đá Đồng Văn

1Nghề làm khèn Mông truyền thống Đồng Văn

 

Từ lâu đã nghe danh làng khèn truyền thống Quáng Phìn, Sủng Trái, Vân Chải (Đồng Văn), có dịp đặt chân đến quả thực rất độc đáo, ấn tượng. Chế tác khèn không chỉ đóng góp quan trọng vào bản sắc văn hóa tộc người mà còn mang ý nghĩa đặc biệt linh thiêng, gắn liền với những phong tục, tập quán, tín ngưỡng đồng bào. Và cũng chỉ có nơi sương mù bao quanh, nơi cực Bắc tổ quốc – Đồng Văn (Hà Giang) mới có!

Tiếng khèn thể hiện âm sắc, nét riêng của một vùng văn hóa: tiềng khèn kết nối giao duyên, tiếng khèn gắn kết thế giới âm – dương, âm điệu cuộc sống... và bức tranh thiên nhiên tươi đẹp. Để làm được một cây khèn mang đúng nghĩa, dệt lên những âm thanh của người Mông tự bao đời, đó là điều không hề dễ dàng. Đó là cả chuỗi những tinh hoa chắt lọc, kinh nghiệm gìn giữ “cha truyền, con nối”. Qúa trình gian nan bắt đầu từ việc: chọn gỗ để làm thân khèn, dây rừng “chét” thân khèn, vót và khắc làm sao từng bước cho chuẩn.

3Loại gỗ để làm bầu khèn phải là loại ây có họ thông (thông đá), thớ gỗ phải thẳng, không cong vênh, mối mọt. Hiện loại gỗ này khá hiếm, thường chỉ có ở vùng rừng núi Yên Minh, Mèo Vạc. Bước đầu tiên sau khi lựa chọn được gỗ, người ta cắt khuc khoảng 80cm, bổ đôi và khoét rỗng theo chiều dài của thân rồi áp hai thân vào nhau, buộc chặt lại. Phải chờ đến khi nào gỗ khô thì mới tiến hành tạo hình dáng cho bầu khèn. Dưới bàn tay tỉ mỉ, đầy sáng tạo, tài hoa… các nghệ nhân khoét các lỗ rỗng trên thân khèn để lồng các ống trúc vào. Ống trúc làm khèn phải là những thân cây có tuổi đời trên 10 năm, thẳng, chắc và đẹp. Trải qua nắng sương cao nguyên, đến khô mới được tiện, ráp thành thân khèn. Dây quấn quanh thân khèn phải là vỏ đào rừng… vô cùng chắc và bền. Tất cả tạo thành những đường quấn quanh thân khèn vừa chắc, lại thẩm mỹ cao.

2

Những nghệ nhân làm khèn nơi đây đã đạt đến cảnh giới cao khi không cần dùng thước mà chỉ cần ước lượng bằng mắt, đo bằng tay… Con mắt tinh tường, kinh nghiệm chắt lọc theo thời gian khiến họ - những nghệ nhân làm bằng chính cảm nhận, nhiệt huyết chứ không cần theo khuôn phép, ràng buộc. 

5

Khèn sau khi hoàn thiện được mang xuống các phiên chợ vùng cao trung tâm thành phố bán, hoặc trao đổi lấy lương thực, vật dụng hàng ngày. Tiếng khèn góp mặt trong những sự kiện quan trọng của bản làng, của tộc Mông: cưới xin, lễ hội, ma chay… Trai gái yêu nhau thông qua tiếng khèn mà ngỏ lời yêu, cộng đồng sinh hoạt hàng ngày không thể thiếu sự hiện diện tiếng khèn réo rắt, và tiếng khèn dẫn lối người khuất về với cõi âm. Đừng bỏ lỡ dịp ghé đến Đồng Văn mùa lễ hội hoa tam giác mạch, ghé thăm những làng nghề làm khèn truyền thống để hiểu và yêu hơn nét văn hóa tộc người!